Saturated fat là gì? Những bất lợi xảy ra với sức khỏe khi saturated fat xuất hiện nhiều trong khẩu phần ăn uống hàng ngày? Nếu bạn quan tâm đến chế độ dinh dưỡng và bữa ăn tiêu chuẩn thì đừng lướt qua bài viết này. Befit247 sẽ cung cấp rất nhiều thông tin bổ ích về saturated fat cho chúng ta đấy.

Mục lục
Chất béo là gì? Phân loại chất béo
Chất béo hay còn gọi là axit béo hoặc lipid.
Hầu hết các chất béo là do cơ thể tạo ra. Tuy nhiên có một phần các chất béo được nạp vào bằng con đường ăn uống. Các chất béo này gọi là chất béo thiết yếu và xuất phát từ các nguồn thực phẩm hàng ngày nạp vào cơ thể.
Chúng bao gồm:
- Omega 3 có trong cá và các hạt
- Omega 6 có trong thực phẩm, hạt, dầu ngô
Trong thực phẩm có 3 loại chất béo thường gặp:
- Chất béo không bão hòa – Unsaturated
Có hai dạng chất béo không bão hòa: đơn nguyên và đa nguyên.
Chất béo bão hòa đơn nguyên là lời khuyên cho những ai muốn giảm cân. Dầu oliu là nơi chứa nhiều chất béo đơn nguyên. Đó là lý do mà chúng ta thường được khuyên chế biến thức ăn bằng dầu oliu để tăng giá trị dinh dưỡng và bảo vệ sức khỏe.
- Chất béo chuyển hóa – Trans fat
Đây là dạng chất béo nên tránh xa để tốt cho sức khỏe chúng ta. Chúng thường tồn trong nhiều loại thực phẩm chế biến qua hình thức rán, nướng, chiên,…
- Chất béo bão hòa – Saturated fat.
Nhận đủ chất béo cũng góp phần nâng cao sức khỏe của chúng ta:
- Tăng khả năng hấp thụ vitamin các loại như A, K, E,..
- Bổ sung Omega 3 có lợi cho sức khỏe tim mạch
- Các chất béo lành mạnh giúp giảm cholesterol
- Tăng hương vị cho món ăn và giúp cơ thể có cảm giác no lâu hơn
Tuy nhiên, không phải chất béo nào cũng có lợi, và có thể bổ sung nhiều cho cơ thể. Saturated fat cũng là một trong các loại chất béo trong thực phẩm cần kiểm soát khi nạp vào cơ thể. Theo dõi tiếp nhé!
Saturated fat là gì? Hiểu rõ hơn về Saturated fat là gì?

Trong lịch sử nghiên cứu, thì saturated fat được nhận định là loại chất béo gây tranh cãi nhất hiện nay. Giữa những luồng ý kiến trái chiều về sức ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe của chúng ta, đặc biệt là sức khỏe tim mạch. Saturated fat khá phổ biến trong thực đơn của người Mỹ. Tuy nhiên, nó cũng có những mức quy định hợp lý trong thang đo dinh dưỡng để duy trì tốt sức khỏe.
Vậy Saturated fat là gì mà gây tranh cãi như thế?
Saturated fat như đã nhắc ở trên đó chính là dạng chất béo bão hòa trong thực phẩm. Thường tồn tại ở dạng rắn dưới nhiệt độ phòng. Thường có trong thịt động vật, bơ, phô mát.
Saturated fat là chuỗi các axit béo liên kết đơn với nhau. Saturated fat là một trong những chất béo không lành mạnh, cùng hệ với chất béo chuyển hóa. Nếu nạp quá nhiều saturated fat vào cơ thể sẽ gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe của chúng ta.
Một số mặt tích cực mà saturated fat có thể mang lại cho sức khỏe của chúng ta:
Là chất béo dạng nào thì một mặt tích cực nó đem lại chính là cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể. Cho phép cơ thể hấp thụ tốt đa các chất dinh dưỡng được dung nạp vào.
Một lượng saturated fat vừa đủ sẽ giúp duy trì sức khỏe xương được tốt hơn.
Saturated fat cũng được chứng minh là có khả năng bảo vệ gan khỏi các chất kích thích, trong đó gồm acetaminophen và các loại kháng viêm, đau như steroid và NSAID. Cấp một lượng saturated fat trong tầm kiểm soát sẽ giúp gan hoạt động tốt hơn.
Một minh chứng khác đó chính là sức khỏe phổi khi các không gian trong phổi được bao phủ một lớp màn mỏng được cấu tạo từ axit béo bão hòa. Thiếu đi lớp màn này sẽ dễ dẫn đến suy giảm oxy và gây khó thở, suy hô hấp.
Một bất ngờ lớn đối với chúng ta là sự cấu tạo của bộ não phần lớn là các chất béo bão hòa. Dù đã có sự thay thế bằng các axit béo cung cấp từ nguồn thực phẩm chính yếu thông qua cá (EPA, DHA).Tuy nhiên tỷ lệ axit béo trong não thực sự bão hòa. Nên cung cấp đủ saturated fat là điều cần thiết cho não hoạt động tối ưu.
Sự ảnh hưởng của saturated fat đối với sức khỏe chúng ta

Theo nghiên cứu, mỗi ngày chỉ nên nạp từ 5-6% chất béo bão hòa vào cơ thể. Đó là lượng tốt nhất để cung cấp đủ chất có lợi cho cơ thể chúng ta.
- Ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch:
Đó dường như là điều tồi tệ cho trái tim chúng ta nếu quá nhiều saturated fat được nạp vào cơ thể.
Chúng sẽ làm tăng LDL xấu và giảm lượng HDL tốt đi đáng kể. LDL vận chuyển cholesterol trong cơ thể, số lượng LDL càng lớn thì nguy cơ mắc bệnh tim càng cao ở chúng ta. HDL là nhân tố bảo vệ tốt cho sức khỏe tim mach, nhưng lượng saturated fat trong cơ thể nhiều dẫn đến là giảm đi tác dụng bảo vệ của HDL đối với tim của chúng ta.
Tạo ra nhiều biểu hiện viêm, suy giảm hệ miễn dịch và gây ra các vấn đề về tim mạch, đột quỵ, tiểu đường. Cùng nhiều căn bệnh mãn tính khác.
- Tăng cân:
Đây chắc chắn là sự thật hiển nhiên khi cơ thể dung nạp bất hợp lý lượng saturated fat. Những chất béo bão hòa này thường có trong các loại thức ăn như pizza, gà rán, khoai tây chiên, các món chiên, xào nhiều dầu mỡ. Khi nạp quá nhiều thức ăn như vậy sẽ tích tụ lượng chất béo dư thừa vào cơ thể. Lâu ngày sẽ hình thành tảng mỡ dày, khiến chúng ta tăng cân.
- Gây nên bệnh máu nhiễm mỡ, mỡ nội tạng
- Tiểu đường
- Ngoài vấn đề tim mạch còn nhiều tranh cãi hiện nay, thì saturated cũng liên quan mật thiết tới các dấu hiệu ung thư, suy giảm tinh thần thông qua những chế độ ăn uống không lành mạnh, giàu chất béo ở nhiều người.
Những nhóm thực phẩm chứa saturated fat nên hạn chế trong ăn uống

Một số loại thực phẩm chứa nhiều saturated fat nên được xem xét và cân đối trước khi sử dụng:
- Thực phẩm giàu đạm: thịt heo, thịt bò, thịt cừu, lòng đỏ trứng,…
- Các sản phẩm từ sữa: sữa tươi, sữa nguyên kem, phô mát, kem tươi,…
- Các chiết xuất dầu, mỡ: mỡ động vật, bơ ca cao, bơ nhân tạo từ động vật, da của động vật, một số loại dầu chiết xuất hạt cọ, dầu dừa
- Các loại thức ăn nhanh như bánh, khoai tây chiên, gà rán, thực phẩm đóng hộp (thịt xông khói, thịt nguội, xúc xích,…
Cách giảm saturated fat trong ăn uống

- Chọn các loại thịt nạc hơn:
- Thịt lợn: thăn, chân hoặc vai
- Thịt gà: Không ăn da gà, chọn chủ yếu phần ức
- Thịt bò: thăn, thịt nạc xay
- Thay thế thịt bằng các các loại
- Bổ sung và đa dạng các loại thức ăn trong thực đơn
Chia nhỏ phần ăn ra. Ăn nhiều cá, lựa chọn ăn rau xanh, củ quả, trái cây, các loại đậu và hạt
- Dùng các sản phẩm sữa ít béo hơn
- Dùng sữa tách béo
- Hạn chế ăn pho mát hoặc loại có ít hơn 15% MF
- Sữa chua ít bé, không béo
- Sữa chua trái cây ít đường
- Dùng dầu oliu, bơ thực vật không hydro hóa
- Mẹo chế biến giảm lượng saturated fat trong bữa ăn:
- Duy trì thói quen đọc bảng thành phần và định lượng thực phẩm
- Lựa chọn các sản phẩm thay thế để giảm hàm lượng chất béo bão hòa
- Chế biến nướng, luộc, hấp thay vì chiên, xào nhiều dầu mỡ
- Cắt bỏ phần mỡ của thịt, hạn chế dùng da động vật trong chế biến
Kết:
Từ những chia sẻ về chủ đề “Saturated fat là gì?”, Befit247 hy vọng mọi người có sự lựa chọn và sử dụng đúng các loại chất béo bão hòa này để bảo vệ tốt cho sức khỏe bản thân và gia đình.