Phạt góc là gì? Phạt góc sao để đúng luật? Bạn đã biết hết những thuật ngữ trong bóng đá hay chưa? Những hình phạt nào thường xuất hiện trong các trận bóng đá? Phạt góc – bạn biết gì về hình thức đá phạt này? Phạt góc là gì và có điểm gì đặc biệt? Hãy tìm hiểu trong bài viết bên dưới của Befit247 nhé!

Mục lục
Phạt góc là gì?
Nếu như xem bóng đá thường xuyên bạn sẽ thấy ở mỗi trận đấu trọng tài sẽ thổi phạt trong rất nhiều tình huống. Một hình thức phạt trong bóng đá phổ biến nhất, hầu như mỗi trận đều sẽ có chính là phạt góc. Tương tự những hình thức đá phạt khác, thì phạt góc cũng là một trong nhiều cơ hội để giúp đội của mình được hưởng cú đá phạt tạo ra pha bóng tấn công với lợi thế ghi bàn vô cùng cao. Đây cũng được xem là một tình huống nguy hiểm đối với khung thành của đội bạn. Nhận một quả phạt góc về cho đội chính là mở ra cơ hội tăng tỉ số trận đấu về mình.
Vậy cụ thể phạt góc là gì? Khi nào thì trọng tài sẽ thổi phạt góc?
Phạt góc như đã nói chính là tình huống xuất hiện nhiều trong một trận đấu bóng đá. Nó được xem là một hình thúc bắt đầu lại trận bóng tại góc giao của hai đường biên: đường biên dọc và đường biên ngang.
Trong hầu hết các trường hợp, trợ lý trọng tài biên chính là người sẽ quyết định một quả phạt góc cho đội bóng bằng cách sử dụng lá cờ trên ta và chỉ vào vòng cung đá phạt góc. Trên sân cỏ sẽ có 4 vòng cung giành cho đá phạt góc tương đương với bốn góc của sân. Dựa vào hướng chỉ cờ của trọng tài biên mới xác định được phần sân mà quả phạt góc sẽ được thực hiện.
Phạt góc có từ thời điểm nào?
Phạt góc là hình thức đá phạt xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1867 tại Sheffield (Anh) và chính thức được thông qua bởi liên đoàn bóng đá Anh vào năm 1872. Và theo đó hình thức đá phạt góc được đưa vào áp dụng trong tất cả các trận đấu tại Anh và sau đó là dùng trên toàn thế giới.
Khi nào phải phạt góc?
Như đã có nhắc để xác định được tính huống bóng có thể xảy ra, trong trận bóng đá cần có các trọng tài ở những vị trí và vai trò, trách nhiêm khác nhau. Trong số đó chúng ta có trọng tài biên là những người trực tiếp xác nhận lỗi dẫn đến tình huống phạt góc. Và một quả phạt góc có thể được công nhận hay không cần thỏa các điều kiện sau:
- Quả bóng đã đi qua đường khung thành của đội đối thủ dù là trên mặt đất hay trên không, ngoại trừ trong khu vực khung thành.
- Cầu thủ chạm bóng cuối cùng là cầu thủ của đội phòng ngự, kể cả thủ môn.
- Với tình huống này trọng tài biên sẽ là người chỉ cờ vào vòng cung góc bên phần sân để công bố tình huống đá phạt. Phần sân được thực hiện đá phạt chỉ được xác nhận sau khi trọng tài chỉ vào đường cong của góc có liên quan.

Các chiến thuật trong đá phạt góc là gì?
Có 2 chiến thuật cơ bản trong hình thức đá phạt góc diễn ra ở hai đội bóng:
Chiến thuật phòng thủ
Thực tế các chiến thuật sẽ tùy theo sự chỉ đạo và kết hợp của các cầu thủ của từng đội bóng. Thông thường, khi đối phương đá phạt góc các đội sẽ có xu hướng đưa cầu thủ về phòng ngự, chỉ có tiền đạo ở vị trí gần giữa sân.
Các cầu thủ phòng ngự sẽ có nhiệm vụ kèm sát đối thủ để có thể cản bóng kịp thời và bảo vệ cầu môn trước những cú sút nguy hiểm từ đội bạn.
Tùy vào tình hình cụ thể trên sân mà đội bóng sẽ có chiến lực sắp xếp người khác nhau. Nhưng vẫn phải đảm bảo những luật trong đá phạt góc đến tránh nhận về hình phạt mới cho đội của mình.
Chiến thuật tấn công
Các kỹ thuật đá phạt góc sẽ được đề cập ở phần bên dưới. Tùy theo kỹ thuật lựa chọn mà đội tấn công sẽ có sự phối hợp khác nhau.
Nếu chuyền ngắn phối hợp tấn công sẽ thực hiện thông qua 2-3 cầu thủ ở gần cung đá phạt và dẫn bóng về trung lộ. Hình thức này sẽ được lựa chọn khi toàn bộ cầu thủ của đối phương đã lui về bảo vệ khung thành hoặc kỹ thuật đánh đầu của đội bóng kém,..
Ở chiến thuật chuyền dài thì đòi hỏi độ chính xác và ăn ý cao để có thể thực hiện tốt pha đón bóng và sút bóng.
Dù lựa chọn chiến thuật nào thì đội tấn công cũng cần phải phát huy tốt sự ăn ý, linh động và phản ứng mau lẹ để có thể kịp đưa ra phương án khi bóng đi sai hướng.

Như thế nào là phạt góc đúng luật?
Những điểm lưu ý khi thực hiện quả đá phạt góc:
Trong quá trình cầu thử thực hiện đá phạt góc, thì ngoài cầu thủ thực hiện tất cả cầu thủ trên sân đều phải đứng các cung đá phạt một góc ít nhất 9m15 cho tới khi bóng được sút vào sân. Khoảng cách này được tính từ điểm đánh dấu cung phạt góc.
Nếu bất kỳ cầu thủ nào vi phạm quy định vị trí đứng thì trọng tài sẽ nhắc nhở và đưa lời cảnh cáo để di chuyển về đúng vị trí theo khoảng cách định ước sẵn trước khi cú sút phạt góc diễn ra.
Cầu thủ thực hiện quả phạt góc có thể thực hiện động tác giả nhưng tuyệt đối không được chạm chân vào bóng lần thứ hai trước khi có một cầu thủ khác chạm vào bóng. Đội phòng ngự sẽ được hưởng một quả sút phạt góc gián tiếp tại vị trí bóng cầu thủ vi phạm chạm bóng lần 2.
Không được cố đánh chủ ý sút bóng vào cầu thủ phòng ngự đội bạn để lấy quyền chạm bóng lần 2. Cú sút quá mạnh gây nguy hiểm và bị phát giác sẽ bị trọng tài thổi còi ra hiệu dừng trận đấu và có thể sẽ nhận thẻ phạt trong tình huống này.
Cầu thủ được thực hiện quả phạt góc phải có tên trong danh sách thi đấu, là cầu thủ của đội tấn công nhưng không phải là thủ môn hay những cầu thủ ở băng ghế dự bị.
Bóng sống chính là bóng nằm trong cung đá phạt góc dù có được di chuyển trước đó. Nếu bóng được tính là bóng sống thì cầu thủ sút cố tình dùng tay thì đội đối phương sẽ được hưởng 1 quả đá phạt trực tiếp ngay vị trí phạm lỗi. Hoặc tại khu vực phạt đền.
Sau khi sút bóng thì nếu thủ môn chạm bóng trước khi một cầu thủ khác chạm bóng thì đội còn lại sẽ được hưởng 1 quả đá phạt gián tiếp nếu bóng trong khu phạt đền hoặc 1 quả trực tiếp nếu bóng nằm ngoài khu phạt đền.
Đó là những luật lệ đá phạt góc mà cầu thủ nào cũng nên nắm để đảm bảo ưu thế cho đội bóng của mình. Một sai phạm nhỏ cũng sẽ khiến đội bóng dễ mất cơ hội ghi bàn và chịu một quả phạt đền từ đội đối phương.
Các kỹ thuật đá phạt góc cơ bản

Để tận dụng tối ưu cơ hội đá phạt góc và nâng cao cơ hội ghi bàn, trong bóng đá có các kỹ thuật thực hiện đá phạt góc sau:
Kỹ thuật chuyền ngắn trong đá phạt góc là gì?
Cách thức đá phạt góc chuyền ngắn này sẽ được phối hợp trong khu vực gần cung đá phạt của đội thực hiện đá phạt.
Đó là màn kết hợp chuyền ngắn giữa 2 hoặc 3 cầu thủ đội tấn công để thực hiện dẫn bóng từ biên vào trung lộ hoặc sẽ dẫn bóng theo biên ngang rồi về trung lộ.
Đây là cách dành cho những đội bóng thiếu cầu thủ có khả năng đánh đầu ghi bàn, hoặc thân hình không tốt, khó thực hiện các kỹ thuật chuyền dài hoặc do nhiều yếu tố tác động khác không thực hiện được chuyền dài và đá trực tiếp…
Kỹ thuật chuyền dài trong đá phạt góc là gì?
Cầu thủ có kỹ thuật tốt và thuận lợi về mọi mặt trong sân của đội bóng mình để thực hiện kỹ thuật chuyền dài.
Với kỹ thuật này yêu cầu đội tấn công cần có khả năng tranh cướp bóng tốt, thân thể phải cao lớn và chớp được thời cơ thực hiện cú sút bóng phù hợp về khung thành đối phương.
Đá trực tiếp vào khung thành khi thực hiện phạt góc
Đây là mức đòi hỏi cầu thủ thực hiện đá phạt góc có kỹ thuật vô cùng tốt và khả năng đánh giá đường bóng chuẩn xác để có thể thực hiện pha đá trực tiếp vào khung thành đối phương.
Ở kỹ thuật này cần phải có sự ăn ý và phối hợp nhịp nhàng, nhanh lẹ, chuẩn xác của các cầu thủ chung đội để thực hiện các pha sút và phân tán cầu thủ đội bạn khi bóng không vào lưới.
Phạt góc là gì? Những kỹ thuật cần trong đá phạt góc và các thông tin liên quan đã được Befit247 tóm gọn trong bài viết này. Hy vọng sẽ giúp mọi người hiểu hơn về hình thức đá phạt này trong bóng đá và càng có hứng thú hơn trong môn thể thao này.