Penalty là gì? Luật đá penalty như thế nào? Trong các trận bóng đá chúng ta thường bắt gặp như pha đá penalty hay đá phạt đền trong trận đấu. Vậy đó là gì? Khi nào thì thực hiện penalty trong trận đấu? Hãy để Befit247 giải đáp thắc mắc cho mọi người trong bài viết này nhé!

Mục lục
Penalty là gì?
Bóng đá được mệnh danh là môn thể thao vua của thế giới. Không phải đơn giản mà nó được nhiều người yêu thích đến vậy. Bằng bề dày lịch sử hơn hẳn nhiều môn thể thao khác, những trận đấu gay cấn, hồi hộp và những cảm xúc mãnh liệt trong mỗi trận đấu là thứ thu hút nhiều người hâm mộ đến với bóng đá. Bóng đá là nơi liên kết mạnh mẽ nhiều người lại với nhau, cùng vỡ òa trong mọi cung bậc cảm xúc theo đường đi của bóng.
Tuy nhiên trong các trận đấu bóng đá thường sẽ có nhiều tình huống xảy ra. Để có thể giúp mọi người am hiểu và nhận biết rõ hơn thì chúng được gọi tên bằng các thuật ngữ khác nhau với những định nghĩa và luật lệ cụ thể cho từng tình huống.
Bóng đá được xem là môn thể thao có những luật nghiêm ngặt đến từng chi tiết nhỏ để có thể đảm bảo tối đa được tính minh bạch, công bằng, giữ nhiệt cho cả trận đấu. Để tránh những sai phạm, lách luật và ti tỷ các trường hợp lớn nhỏ có thể xảy ra trong bóng đá.
Penalty – một thuật ngữ không còn xa lạ với fan bóng đá trên toàn cầu. Vậy thuật ngữ penalty là gì?
Penalty hiểu đơn giản chính là cụm từ chỉ các cú sút phạt đền trong các trận đấu bóng đá. Đó có nghĩa là hình phạt dành cho đội có cầu thủ phạm lỗi được quy định trong luật đá bóng.
Đó là quả đá phạt đền mà đội bóng muốn có được trước khung thành đối thủ, nhưng lo sợ cho khi vị trí bóng nằm bên sân mình. Đó là cú đá phạt 11 mét nằm trong khu vực 16m50, tính từ khung thành cầu môn của đội bị phạt. Là cú sút phạt quen thuộc thường diễn ra trong các trận đấu bóng đá.
Chính những quả đá phạt đền này là cơ hội lớn nhất để tạo nên bàn thắng của trận đấu, do đó nó là nỗi lo sợ cho khung thành của đội bóng nào đang chịu hình phạt.
Trên thực tế thì các trận đấu có chủ số chất lượng thấp việc tìm kiếm về cho đội một quả penalty luôn nằm trong kế hoạch của cả 2 đội.
Nếu thực hiện thành công quả đá phạt penalty cũng đồng nghĩa sẽ tạo sức ép cực lớn đối với cầu thủ đội bạn. Tuy nhiên cũng không quá ít những cú đá trượt penalty đầy tiếc nuối trong lịch sử bóng đá. Và cú đá trượt này có thể ảnh hưởng đến tỉ số trận đấu và tinh thần của cầu thủ vừa thực hiện. Có rất nhiều sự chỉ trích từ người hâm mộ dành cho những cầu thủ bỏ lỡ cú sút phạt đền này cho đến nay.

Khi nào phải đá penalty?
Chúng ta đã có thể hiểu penalty là gì? Nhưng khi nào thì trọng tài sẽ thổi phạt penalty?
Cú sút penalty có thể là hy vọng, cũng có thể là sự thách thức lớn cho bất kỳ đội bóng nào trên sân. Áp lực không dành riêng cho cầu thủ đá phạt mà còn vô cùng căng thẳng cho thủ môn của đội bạn.
Đó được xem là cuộc đấu trí cam go giữa thủ môn và cầu thủ thực hiện cú đá này. Cầu thủ thực hiện penalty phải có tinh thần tốt và kỹ thuật sút bóng tốt để có thể ghi bàn thắng cho đội của mình.
Với thủ môn họ bị hạn chế di chuyển trong khoảng cách ngắn ngủi. Có nhiều ý kiến cho rằng không công bằng trong pha bóng này, nhưng chính vì vậy nó mới giúp lửa nhiệt của trận đấu tăng cao, thu hút được người hâm mộ trong những giây phút căng thẳng đó.
Vậy cụ thể những lỗi phải chịu phạt penalty là gì?
Thường thì những cú sút phạt penalty đều bị bắt trong vòng cấm trong thi đấu:
- Vô tình hoặc cố tình tìm cách đá vào đối phương trong vòng cấm
- Có những pha phạm lỗi hoặc ngáng chân đối phương trong vòng cấm
- Chèn ép hoặc có những tác động thô bào đối với đối phương trong vòng cấm
- Có những hành động xúc phạm, nhổ nước bọt vào mặt đối phương
- Xoạc hoặc cố tình kéo người của đối phương trong vòng cấm
- Đánh nguội vào đối phương ở vòng cấm
- Chơi bóng bằng tay cố ý hay không cố ý thì trong vòng cấm tùy mức độ nghiêm trọng theo quyết định của trọng tài
Cách đá penalty
Cách đá penalty thông thường
Trong đá phạt đền thì quả bóng sẽ được đặt cách khung thành 11m và điểm này cách đều hai cột dọc của khung thành. Ngoài thủ môn và cầu thủ thực hiện đá phạt ra thì tất cả cầu thủ còn lại của hai đội đều phải đứng cách chấm phạt đền 9.15m.
Cầu thủ thực hiện đá phạt sẽ đứng ở ngoài vòng cấm địa, sau dấu chấm phạt đền.
Đá penalty phối hợp
Bóng đá là môn thể thao của sự sáng tạo trong khuôn khổ, do đó ngoài cách đá penalty thông thường còn có lối đá phối hợp khi thực hiện cú sút phạt này với mục đích cuối cùng là dành bàn thắng cho toàn đội.
Với cách này sẽ có hai cầu thủ thực hiện penalty. Cầu thủ đầu tiên thực hiện đá vào khung thành sẽ đẩy nhẹ bóng về trước sau đó cho cầu thủ thứ 2 lấy đá và dùng kỹ năng đá bóng trực tiếp vào khung thành đối phương. Cả 2 cầu thủ thực hiện đều phải đứng cách khung thảnh điểm 9.15m.
Tuy nhiên lối đá này hiếm khi xảy ra trong trận đấu có penalty. Chiến thuật phối hợp khá khó khăn vì chịu chi phối của nhiều yếu tố khác.

Những quy định mới nhất của FIFA trong luật đá Penalty:
- Cầu thủ chỉ có thể thực hiện động tác giả trong quá trình chạy đà, nếu cầu thủ làm động tác giả khi sút bóng sẽ phạm luật và nhận thẻ.
- Thủ môn tuyệt đối không được di chuyển trước khi cầu thủ đá phạt.
- Lỗi của đội chịu phạt đến trước khi quả đá được thực hiện thì nếu bàn thắng được ghi sẽ được tính điểm, còn không sẽ thực hiện đá lại.
- Nếu lỗi thuộc về đội thực hiện đá phạt đền thì bàn thắng được ghi sẽ không tính và đá lại. Nếu không thì đội tấn công sẽ bị phạt gián tiếp tại địa điểm phạm lỗi.
- Nếu cả hai bên cùng có lỗi sẽ đá lại.
- Nếu cầu thủ thực hiện đá phạt đền chạm bóng lần hai khi chưa có cầu thủ nào khác chạm bóng kể cả trường hợp nào đi nữa cũng sẽ bị phạt gián tiếp tại địa điểm phạm lỗi có ghi trong luật số 8 của Luật bóng đá.
Lỗi đá phạt đền
Cú sút penalty cũng ghi nhận nhiều pha phạm lỗi khi thực hiện trong nhiều giải đấu lớn nhỏ. Đó là các lỗi sau:
- Cầu thủ bên ngoài chạy vào khu vực cấm 16m50 khi cú sút phạt chưa thực hiện xong
- Thủ môn di chuyển khỏi vạch vôi trước khi cầu thủ đội bạn thực hiện cú đá phạt của mình
- Cầu thủ thực hiện đá phạt đền chạm bóng hai lần khi bóng chưa được chạm chân bởi một cầu thủ khác.
- Người thực hiện cú đá phạt không phải là cầu thủ được chỉ định và người thay thế chưa có sự đồng ý của trọng tài.
- Cầu thủ bên chịu phạt có hành động chạy cản phá cú sút phạt của đội bạn
Ở các lỗi vi phạm trong đá phạt sẽ có những mức độ xử lý khác nhau. Trọng tài sẽ cho thực hiện lại hoặc công nhận bàn thắng hoặc sẽ cho đội bị phạm lỗi hưởng một quả đá gián tiếp tại vị trí bị mắc lỗi. Cách trọng tài xử lý lỗi đã được đề cập ở phần cập nhật những quy định mới trong penalty của luật bóng đá.
Befit247 đã thông tin đến bạn đọc những chi tiết quan trọng liên quan penalty là gì cùng những đổi mới trong luật đá penalty trong bóng đá hiện nay. Theo dõi chúng tôi để có thể những thông tin cập nhật mới nhất nhé!