Maltodextrin là gì? Đối tượng nào có thể sử dụng đường maltodextrin an toàn

Maltodextrin là gì? Nó có phải là thành phần độc hại nên tránh hay không? Và nếu có lợi thi maltodextrin thường sử dụng trong những trường hợp nào? Befit247 sẽ cung cấp chi tiết từng thông tin một về maltodextrin cho các bạn ngay trong bài đọc này. Giờ thì hãy kéo xuống bên dưới và cũng tìm hiểu nhé!

Maltodextrin là gì và cấu tạo ra sao?
Maltodextrin là gì và cấu tạo ra sao?

Maltodextrin là gì và cấu tạo của đường maltodextrin?

Nếu bạn có thói quen nhìn vào bảng thành phần trước khi mua hoặc sử sungjbaast cứ thực phẩm nào đo, có lẽ cũng đã hơn mọt lần bạn thấy maltodextrin. Nhưng liệu bạn có biết rõ Maltodextrin là gì hay chưa?

Maltodextrin là một loại carbohydrate đã qua xử lý cao. Nó được chiết xuất từ các loại thực vật như gạo, ngô, khoai tây, lúa mì và nhiều loại thực vật khác.

Tất cả chúng được sản xuất công nghiệp bằng cách thủy phân thành một loại bột có vị trung tính bằng enzym hoặc acid. Kế tiếp sẽ đem đi tinh chế và sấy khô.

Xem thêm: Thành phần Whey Protein? Những điều cần biết về Whey

Trên thị trường chúng ta sẽ bắt gặp maltodextrin với dạng tinh bột màu trắng, có độ tinh khiết cao, sử dụng trong nhiều sản phẩm thực phẩm, đồ uống và trong các thực phẩm bổ sung trong thể thao. Giá trị năng lượng của maltodextrin được đánh giá là rất thấp. Chúng chỉ chưa 4 calo trên 1 gram maltodextrin.

Hầu hết các maltodextrin đều tan trong nước, có chức năng kiểm soát bọt hoặc đông lạnh. Đó là lý do vì sao mà nhiều thực phẩm, đồ uống lại có chưa maltodextrin.

Maltodextrin thường được sử dụng để cải thiện độ đặc, kết cấu và hương vị của sản phẩm.

Maltodextrin được xem là chất phụ gia thực phẩm GRAS, được FDA chứng nhận là an toàn. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều lưu ý trước và trong quá trình sử dụng. Vì maltodextrin vẫn có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của nhiều nhóm đối tượng.

Xem thêm:  10 lý do khiến bạn không nên ăn khuya
Cấu tạo của Maltodextrin
Cấu tạo của Maltodextrin

Maltodextrin có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của chúng ta?

  • Probiotics – vi khuẩn đường ruột:

Nếu nạp quá nhiều maltodextrin sẽ cản trở sự phát triển của các men vi sinh có lợi trong đường ruột. Gây tổn thương ruột và làm tăng nguy cơ bị viêm ruột.

Maltodextrin ngược lại củng cố sự tồn tại của vi khuẩn salmonella dẫn đến nhiều căn bệnh nghiêm trọng khác.

Nó còn làm tăng sự kết dính của vi khuẩn E coli với các tế bào ruột. Điều này gây nên nhiều bệnh đường ruột ở nhiều người.

  • Gây tác dụng phụ, ảnh hưởng xấu đến vấn đề tiêu hóa:

Maltodextrin ở hàm lượng cao trong cơ thể sẽ gây các triệu chứng men tiêu hóa như tiêu chảy, đầy hơi, khó tiêu,…

Một số phản ứng dị ứng sẽ được biểu hiện rõ trên da khi dùng quá nhiều maltodextrin. Như phát ban, kích ứng da, hen suyễn, khó thở,… Các nguồn maltodextrin chính gây các vấn đề này chính là ngô, gạo, khoai tây,…

Sẽ rất nguy hại nếu gặp những người có chứng không dung nạp gluten hoặc celiac

Xem thêm: Testosterone là gì? Testosterone có ảnh hưởng như nào với sức khỏe

  • Gây tăng cân:

Maltodextrin là một carbohydrate, tiêu thụ với số lượng cao sẽ dẫn đến tăng cân. Nó không mang nhiều giá trị dinh dưỡng đến cho bạn.

  • Biến đổi gen:

Một số bệnh ung thư, Alzheimer, thận, dị ứng có một phần nguyên nhân xuất phát từ việc nạp maltodextrin vào cơ thể.

Ngô biến đổi gen chính là một nguồn phổ biến của maltodextrin. Tuy được công nhận là an toàn khi tiêu thụ nhưng GMO – sinh vật biến đổi gen vẫn có thể gây hại cho sức khỏe của chúng ta. Vì việc sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu, diệt có, các chất hóa học khác trên cây trồng GMO càng nhiều. Điều này sẽ khiến tăng khả năng nó xâm nhập và các nguồn thực vậ, động vật và thông qua ăn uống vào bên trong cơ thể chúng ta.

  • Không có giá trị dinh dưỡng cao.

Tuy nhiên một mặt nào đó maltodextrin lại là một loại carbohydrate dễ tiêu hóa nên có thể cung cấp năng lượng nhanh chóng. Do đó nó được sản xuất thành nhiều đồ uống thể thao và đồ ăn nhẹ cho các vận động viên. Những ai có nhu cầu tăng cơ hoặc khối lượng cơ thể có thể tham khảo qua nhiều loại sản phẩm có thành phần maltodextrin trong đó.

  • Làm tăng đường huyết:
Xem thêm:  1 quả dừa bao nhiêu calo? Uống nước dừa có tăng cân không?

Maltodextrin có chỉ số đường huyết cao, có nhiều minh chứng cho thấy nó cao hơn cả đường ăn thông thường. Do đó với những ai bệnh tiểu đường hoặc kháng insulin khi dùng maltodextrin là vô cùng nguy hại cho sức khỏe.

Vậy maltodextrin có sử dụng được không?

Maltodextrin có tốt để sử dụng hay không?
Maltodextrin có tốt để sử dụng hay không?

Maltodextrin vẫn được FDA khẳng định là chất phụ gia an toàn. Nó thường được dùng để thay thế đường hoặc chất béo trong nhiều loại thực phẩm như kem, thực phẩm ăn liền, ngũ cốc,…

Bạn có thể bắt gặp rất dễ những món đồ ăn có chứa maltodextrin và lượng maltodextrin tiêu thụ hàng ngày cũng khá cao nhưng lại không nhận biết được.

Một số loại thực phẩm khác tìm thấy maltodextrin trong đó:

  • Mỳ
  • Đồ đông lạnh
  • Kẹo và dồ ngọt
  • Nước tăng lực
  • Bánh nướng

Ngoài ra maltodextrin còn được nhiều công ty dùng để chế biến các loại đồ uống bổ sung cho các vận động viên. Đó là nguồn cung cấp năng lượng dồi dào và liên tục cho các động viên. Các cơ bắp sẽ được giảm căng thẳng và luyện tập tốt hơn.

Vì sao maltodextrin là dễ tiêu hóa?

Lý do maltodextrin dễ tiêu hóa là do các polyme saccharide ít ngọt có các đơn vị D- glucose được liên kết chủ yếu với các liên kết alpha-1,4. Nhưng chúng cũng có cấu trúc phân nhánh nhờ các liên kết alpha01,6.

Những polyme này tương đối nhỏ được sử dụng làm nguyên liệu thực phẩm có nguồn gốc thủy phân từ các loại thực vật giàu tinh bột tự nhiên. Thông qua nhiêu quy trình sản xuất, và những cải tiến.

Tuy nhiên, một bất cập diễn ra chính là glucose từ maltodextrin đã tiêu hóa hấp thụ quá nhanh ở ruột non, khiến cho việc sử dụng càng tăng lên. Chính vấn đề này đã gây ra nhiều tranh cãi và những tác động tiềm tàng khác liên quan đến sức khỏe của chúng ta, nhất là với những người hàm lượng đường trong máu cao.

Việc trao đổi tinh bột chưa qua chế biến với maltodextrin chính là nguyên nhân khiến lượng đường huyết tăng cao, ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.

Xem thêm:  Nên ăn sáng trước hay sau khi tập thể dục

Các ứng dụng maltodextrin có thể bạn chưa biết

  • Dinh dưỡng lâm sàng:

Maltodextrin được ứng dụng dinh dưỡng lâm sàng qua đường tiêu hóa. Chúng được kết hợp với các protein để sử dụng cho thức ăn và đồ uống của người bệnh trước khi phẫu thuật.

  • Dung dịch bù nước

Có một sống nghiên cứu và thực nghiệm đã đưa maltodextrin vào dung dịch để bù nước cho nhiều bệnh nhanabij tiêu chảy do sử dụng glucose

Các ứng dụng của Maltodextrin trong thể thao
Các ứng dụng của Maltodextrin trong thể thao
  • Đồ uống bù nước trong thể thao:

Sử dụng đồ uống chứa maltodextrin sẽ làm giảm căng thẳng của đường tiêu hóa. Thay thế đường sucrose và glucose trong đồ uống thể thao.

  • Đồi uống năng lượng và phục hồi trong thể thao:

Maltodextrin làm giảm khả năng phân hủy glycogen trong quá trình tập luyện để duy trì và ổn định oxy hóa toàn cơ thể.

Sự kết hợp của maltodextrin với các protein và acid amin có thể thúc đẩy tăng cường phục hồi glycogen và kích thích tổng hợp protein ở các cơ bắp sau cường độ tập luyện cao.

Những lựa chọn có thể thay thế maltodextrin để bảo vệ tốt cho sức khỏe của chúng ta

Qua những thông tin đã cung cấp, có thể nhận thấy được công dụng của maltodextrin là có, nhưng nó không chiếm tỷ lệ cao so với những tác dụng phụ có thể gây ra cho cơ thể. Do đó, việc tìm kiếm một thành phần khác tương tự maltodextrin nhưng là mang nhiều lợi ích chó sức khỏe là việc nên làm.

Một số thành phần có thể lựa chọn thay thế maltodextrin:

  • Stevia có chiết xuất từ cây stevia
  • Mật ong giúp phòng chống nhiều loại bệnh
  • Pectin có từ trái cây, hạt và rau xanh
  • Quả chà có thể cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất cho cơ thể như kali, đồng, vitamin B6, sắt
  • Guar có khả năng cản trở quá trình hấp thụ glucose vào cơ thể

Kết:

An toàn và tác dụng phụ, cũng như những đối tượng có thể sử dụng maltodextrin đã được Befit247 cập nhật bên trên. Nếu có thêm câu hỏi nào về maltodextric thì hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cặn kẽ nhé!

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

© 2023 Bệnh Viện Kim - WordPress Theme by WPEnjoy