Insulin là gì? Vai trò của insulin trong điều trị đái tháo đường

Insulin là gì? Vai trò của insulin trong điều trị đái tháo đường. Thuật ngữ y học này không mới mẻ, nhưng số người hiểu rõ về nó cũng không quá nhiều. Vì căn bản chúng ta không tiếp xúc trực tiếp với nó nên không rõ sự quan trọng của insulin trong cơ thể của mình. Vậy insulin là gì trong cơ thẻ? Sức khỏe chúng ta có liên quan gì đến insulin? Tìm hiểu với Befit247 nhé!

Insulin là gì? Vai trò của insulin trong điều trị đái tháo đường
Insulin là gì? Vai trò của insulin trong điều trị đái tháo đường

Thuật ngữ insulin là gì?

Insulin chính là một dạng hormone từ câc tế bào tuyến tụy tiết ra. Chúng có khả năng chuyển hóa các chất carbohydrate trong cơ thể. Ngoài ra insulin còn có tác dụng đến chuyển hóa các mô mỡ, gan thành các loại năng lượng ATP để cung cấp cho các hoạt động bên trong cơ thể. 

Xem thêm: ZMA là gì? Công dụng của ZMA với người tập thể hình

Insulin sẽ được tổng hợp ở các tế bào beta bằng hoạt đông tổng hợp protein trong tế bào. Insulin chính là tác nhân chính trong cơ thể có thể gây ra tình trạng giảm glucose trong máu. 

Insulin là là nhân tố quan trọng trong việc ổn định lượng đường trong máu. Trực tiếp liên quan đến các bệnh nhân tiểu đường. 

Bên cạnh đó insulin còn là hormone ức chế chuyển hóa glycogen  thành glucose trong máu. Nếu thiếu hụt insulin hoặc cơ thể kháng insulin thì glycogen sẽ chuyển hóa không ngừng và làm tăng glucose trong máu gây ra tình trạng đái tháo đường ở nhiều bệnh nhân. 

Có những loại insulin nào?

Có những loại insulin nào?
Có những loại insulin nào?

Dựa theo thông tin của bộ y tế thì đối với các bệnh nhân tiểu đường hiện nay, việc điều trì bằng insulin là một việc quan trọng. Chúng ta có các loại insulin chính là insulin tác dụng nhanh, insulin tác dụng trung bình, insulin tác dụng chậm kéo dài và insulin tổng hợp. 

  • Insulin tác dụng nhanh bắt đầu hoạt động sau 15 phút tiêm. Đạt đỉnh sau 1 giờ và kéo dài tác dụng trên cơ thể người bệnh trong 2 đến 4 giờ. Nên tiêm insulin tác dụng nhanh trước bữa ăn và trước khi tiêm insulin tác dụng kéo dài. Những insulin tác dụng nhanh bao gồm: insulin glulisine, insulin lispro, insulin aspart
  • Insulin tác dụng ngắn là loại bắt đầu có tác dụng sau 30 phút tiêm và đạt đỉnh sau 2 đến 3 giờ. Có tác dụng kéo dài trong 3 đến 6 tiếng. Chúng ta nên tiêm loại insulin này trước khi ăn và trước khi têm insulin tác dụng kéo dài. 
  • Insulin có tác dụng trung bình thường phát huy tác dụng sau 2 đến 4 giờ sử dụng và đạt mức cao nhất ở 4 đến 12 tiếng sau đó. Tác dụng của insulin trung bình kéo dài trong 12 đến 18 tiếng. Người bện nên sử dụng insulin này 2 lần 1 ngày cùng với insulin tác dụng nhanh hoặc tác dụng ngắn để tốt hơn cho bệnh của mình.
  • Insulin kéo dài có tác dụng nhiều tiếng sau khi tiêm và đạt đỉnh sau 24 tiếng. Nên phối hợp với các loại insulin khác để tối ưu hiệu quả. Insulin detemir và insulin glargine là 2 loại insulin tác dụng kéo dài thường thấy. 
Xem thêm:  Hướng dẫn cách tính chỉ số BMI nam giới chuẩn

Việc tiêm insulin sẽ giúp điều trì bệnh tiểu đường cũng nhiều căn bệnh cấp tính khác như nhiễm trùng, nhồi máu cơ tim, đột quỵ,…

Vai trò của insulin trong cơ thể

Insulin là một hormone có vai trò quan trọng trong cơ thể, cụ thể là điều chỉnh chỉ số đường huyết. 

  • Insulin giúp chuyển hóa tinh bột glucid: giúp tăng cường dự trữ glycogen để chuyển hóa và giảm glucose. 
  • Chuyển hóa chất béo, vận chuyển đến các mô mỡ. Người thiếu insulin có khả năng cao bị tăng sinh glycerol cùng các axit béo, tăng mỡ trong máu dễ dẫn đến nguy cơ xơ vữa động mạch, biến chứng của đái tháo đường.
  • Chuyển háo protein, kích thích tổng hợp và hạn chế việc phân giải protein ở các mô cơ. Hạn chế mất cơ của bệnh nhân tiểu đường

Khi nào cần tiến hành xét nghiệm insulin?

Khi nào cần tiến hành xét nghiệm insulin?
Khi nào cần tiến hành xét nghiệm insulin?

Nên tiến hành xét nghiệm insulin khi bạn xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Ra mồ hôi nhiều
  • Cảm thấy đói liên tục
  • Run rẩy, đau đầu, choáng váng
  • Nhịp tim tăng nhanh
  • Thị lực giảm
  • Hay cáu gắt, nổi giận vô cơ
  • Da tái nhợt, thiếu sức sống
  • Cơ thể luôn mệt mỏi, khó chịu, thiếu năng lượng

Mối liên hệ giữa béo phì và insulin là gì?

Giữa những người béo phì và nồng độ insulin có mối liên hệ với nhau. Khi cơ thể tích trữ chất béo dư thừa sẽ làm giảm khả năng tổng hợp insulin của tuyến tụy. Dẫn đến giảm khả năng chuyển hóa glucose trong máu.

Đó là lý do lý giải cho việc vì sao những người bị béo phì lại có nguy cơ tăng đường huyết hơn những người bình thường. Và họ chính là những người dễ mắc bệnh tiểu đường nhất. 

Xem thêm:  Một Quả Chuối Bao Nhiêu Calo? Ăn Chuối Tăng Cân Hay Giảm Cân?

Chúng ta nên hiểu đúng, béo phì không phải là nguyên nhân trực tiếp tạo ra bệnh. Nhưng những vấn đề xung quanh viêc cân nặng tăng cao chính là nguy cơ dẫn đến bệnh tiểu đường. Ngoài ra còn có tim mạch, huyết áp cao.

Kháng insulin cũng chính là một phần từ béo phì. 

Mối liên hệ giữa bệnh đái tháo đường và insulin là gì?

Insulin là nhân tố có mối liên hệ vô cùng mật thiết đối với căn bệnh tiểu đường. 

Như chúng ta biết những người mắc tiểu đường loại 1 thì các tế bào beta ở tuyến tụy thường bị phá hủy. Điều này sẽ khiến cho thiếu hụt insulin. Do tuyến tụy là nơi sản sinh ra insulin cho cơ thể. Sự thiếu hụt insulin này sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người bệnh.

Do đó những người bị tiểu đường loại 1 thường có phác đồ điều trị bằng việc bổ sung insulin theo chỉ định của bác sĩ. 

Còn ở những trường hợp bênh nhân mắc tiểu đường loại 2. Cơ thể lúc này vẫn còn chức năng sản xuất ra insulin nhưng quá trình này không được bình thường. Nó có thể xuất hiện tình trạng kháng insulin ở các tế bào đích. 

Lý do của vấn đề này chính là trong giai đoạn đầu cơ thể phản ứng bằng việc tăng sinh insulin quá mức. Cho nên đến khi bệnh tiến triển mới sẽ làm cho các tế bào ở tuyến tùy bị suy giảm trầm trọng. Nên người bị tiểu đường loại 2 cũng sẽ được điều trị bằng thuốc và insulin theo phác đồ riêng dưới sự theo dõi của bác sĩ.

Insulin là nhân tố chính, ảnh hưởng đến tiến trình điều trị bệnh tiểu đường của nhiều người. 

Mối liên hệ giữa bệnh đái tháo đường và insulin là gì?
Mối liên hệ giữa bệnh đái tháo đường và insulin là gì?

Mức độ quan trọng của insulin là gì đối với người tập thể hình?

Insulin cũng được tạo thành từ các axit amin, là một hệ thống báo hiệu cho tế bào cơ bắp, cho phép glucose và axit amin, creatine đi vào trong cơ. Insulin có khả năng làm tăng quá trình sinh hóa trong cơ, nên có thể kích thích quá trình tổng hợp protein, xây dựng cơ bắp cho người tập thể hình. Hàm lượng insulin ổn định trong cơ thể có thể làm giảm thiểu việc mất cơ. 

Insulin vừa tốt, vừa xấu đối với thể hình vì nó cũng làm tăng khả năng tích trữ mỡ thừa trong cơ thể. Do đó cần biết cách kiểm soát tốt nồng độ insulin để giảm mỡ, tăng cơ một cách tốt nhất. 

Xem thêm:  Uống sữa đậu nành có tác dụng gì? Uống sữa đậu nành nhiều có tốt không?

Có một số thực phẩm bổ sung insulin giúp tăng cơ hiệu quả trong buổi tập như ALA – alpha lipoic acid và Cinnulin-PF. 

Xem thêm: Detox là gì? Uống detox có thực sự giảm cân hay không?

ALA là chất chống oxy hóa giúp tăng cường hoạt động của insulin trong tế bào cơ. Còn Cinnulin-PF có khả năng bắt chước tác dụng của insulin trong tế bào cơ. 

Những lưu ý quan trọng trong sử dụng insulin là gì?

Insulin là loại thuốc quan trọng hỗ trợ cho các bệnh nhân tiểu đường, nên khi sử dụng cần đặc biệt chú ý những điều sau:

  • Không được tự tiện tiêm insulin khi chưa có sự cho phép của bác sĩ. 
  • Insulin là loại thuốc có khả năng hạ đường huyết nhanh chóng và mạnh nhất. Nên cần có sự theo dõi sát sao người bệnh sau khi tiêm insulin
  • Số liều insulin cho đến nay vẫn chưa có đánh giá giới hạn cụ thể.
  • Cách tiêm insulin đúng nhất là ở vùng bụng, cánh ta và đùi, chỉ sử dụng chất này bên dưới da. 
  • Cần phối hợp tiêm insulin cũng các thuốc viên khác để giúp phác đồ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả hơn
  • Đối với mỗi bệnh nhân có tình trạng bệnh khác nhau thì có thể điều chỉnh liều insulin 3 – 4 lần/ ngày

Các cách giảm nồng độ insulin hiệu quả

  • Thực hiện chế độ low carb: chế độ này sẽ giảm lượng đường trong khẩu phần ăn, sẽ giảm nồng độ insulin trong máu. Thường là 50% so với chế độ ít chất béo
  • Chú ý đến khối lượng, kích cỡ khẩu phần ăn, kiểm soát calo nạp vào là cách ổn định insulin hiệu quả. Tránh tích trữ mỡ thừa sau bữa ăn
  • Không tiêu thực các nguồn thực phẩm, đồ uống chứa đường
  • Thường xuyên rèn luyện thể dục cũng có thể làm giảm nồng độ insulin
  • Có thể thử áp dụng chế độ nhịn ăn gián đoạn để giảm mức insulin
  • Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ hòa tan, giúp tiêu hóa chậm, tạo cảm giác no lâu cho cơ thể. 
  • Uống trà xanh, sử dụng giấm táo, ăn các loại cá béo

Trên đó là mọi thông tin mà Befit247 muốn chia sẻ cho mọi người để làm rõ insulin là gì và tầm quan trọng của insulin trong cơ thể chúng ta. Theo dõi Befit247 để nhận thêm nhiều kiến thức y học nữa nhé!

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

© 2023 Bệnh Viện Kim - WordPress Theme by WPEnjoy