HDL Cholesterol là gì? Chúng ta nghe khá nhiều thông tin về cholesterol, và chắc chắn rằng nhiều người trong số chúng ta vẫn mặc định cholesterol là thành phần xấu trong cơ thể của mình. Nhưng đó là cách nhìn chưa bao quát hết ý nghĩa và công dụng của cholesterol trong cơ thể. Vậy cholesterol là gì? HDL cholesterol là gì? Đâu là mặt tích cực của chỉ số cholesterol trong cơ thể? Befit247 sẽ giải đáp thắc mắc này ngay trong bài viết này, theo dõi nhé!

Mục lục
- Cholesterol là gì?
- HDL cholesterol là gì?
- Ý nghĩa của chỉ số HDL cholesterol là gì trong cơ thể chúng ta?
- Chỉ số HDL cholesterol giảm báo hiệu điều gì về sức khỏe?
- Những nguyên nhân làm giảm chỉ số HDL cholesterol là gì?
- Có nên thường xuyên xét nghiệm HDL cholesterol hay không?
- Cách để ổn định và tăng HDL cholesterol hiệu quả
- Mức tiêu chuẩn của cholesterol trong máu theo khuyến cáo
Cholesterol là gì?
Cholesterol chính là một loại chất béo có trong màu. Cơ thể chúng ta không phải không cần cholesterol đâu nhé. Chúng ta cần cholesterol để tạo ra các tế bào khỏe mạnh, tuy nhiên nếu lượng cholesterol quá cao mới dẫn đến nguy hại sức khỏe mà chúng ta vẫn thường nghe.
Cholesterol thực sự quan trọng trong sự phát triển của tế bào. Nó được sử dụng để tạo nên màng tế bào và một số hormone quan trọng cho cơ thể. Cũng phục vụ nhiều chức năng khác bên trong.
Xem thêm: Creatine là gì? Lý do tại sao nhiều vận động viên lại tăng cường bổ sung creatine cho cơ thể?
Về bản chất cholesterol không hề xấu. Nhưng nếu cơ thể không kiểm soát tốt lượng cholesterol được hấp thụ thì sẽ xung đột trong nhiều hoạt động.
Cơ thể chúng ta có hai loại cholesterol: tốt và xấu. Điều chúng ta nên là chính là tạo sự ổn định nồng độ của hai cholesterol này. Vì nhiều một loại cholesterol này hoặc không đủ cholesterol kia trong máu cũng là nguyên nhân gây nên bệnh mạch vành, các vấn đề liên quan đến sức khỏe tim mạch.
Hai loại đó chính là: LDL cholesterol và HDL cholesterol.
LDL cholesterol là mỡ máu xấu phổ biến hiện nay. Nên nó được xem là loại cholesterol xấu, có hai cho sức khỏe. LDL cholesterol được vận chuyển bởi protein và kết hợp với các chất khác tích tụ trên thành mạch. Dẫn đến tắc nghẽn động mạch, gây xơ vữa động mách, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim, đột quỵ. Do đó nếu chỉ số LDL cholesterol trong máu càng cao sẽ càng tăng nguy cơ bệnh tim cho chúng ta. Điều bạn nên thực hiện chính là duy trì loại cholesterol này ở mức thấp, vừa đủ cho cơ thể hoạt động bình thường.
Còn HDL cholesterol là gì?
HDL cholesterol là gì?
Cholesterol là thành phần không tan được trong máu nên nó thông quan các lipoprotein mới có thể di chuyển đến các tế bào. Các lipoprotein này được phân tách thành 4 tỷ trọng khác nhau theo tốc độ di chuyển: HDL cholesterol, LDL Cholesterol, VLDL cholesterol và cuối cùng là Chylomicron.
HDL là lipoprotein mất độ cao được tổng hợp từ 50% protein và 50% lipid. HDL cholesterol là loại tốt vì nó vận chuyển cholersterol từ các tế bào ngoại vi về gan để đào thảo ra ngoài. Nó đóng vai trò loại bỏ cholesterol dư thừa, chống xơ vữa động mạch hiệu quả.
Do đó so với LDL cholesterol thì HDL là thành phần có lợi cho nhiều vấn đề sức khỏe.

Ý nghĩa của chỉ số HDL cholesterol là gì trong cơ thể chúng ta?
Khác với chỉ số LDL nếu chỉ sổ HDL giảm sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch hơn.
- HDL trong khoảng từ 40 – 59 mg/dl sẽ tốt cho tim mạch
- Chỉ số HDL cao khi trên 60mg/dl. Ở mức này sẽ giảm tỷ lệ các biến cố xấu cho tim mạch
- HDL> 90 mg/dl thường rất ít người đạt để ngưỡng này, nhưng nếu có thì hãy điều chỉnh lại cho hợp lý. Vì rất có thể sẽ khiến cơ thể tăng cao bệnh mạch vành
- HDL <40mg/ dl là mức báo động cho bạn biết nên cân bằng lại trước khi sức khỏe đi xuống.
Chỉ số HDL cholesterol giảm báo hiệu điều gì về sức khỏe?
Khi chỉ số HDL giảm sẽ ít LDL được đào thải ra bên ngoài. Chúng sẽ bám ở thành động mạch và gây ra xơ vữa động mạch, tắc nghẽn mạch máu. Dẫn đến các bệnh về tim, tăng nguy cơ đột quỵ ở nhiều người.
Khi HDL giảm chúng ta thường có các biểu hiện sau:
- Đau thắt ngực
- Suy tim
- Sốc tim
- Đột quỵ
- Nhồi máu cơ tim
- Tắc nghẽn động mạch
- Có khả năng mắc bệnh gout cao hơn

Những nguyên nhân làm giảm chỉ số HDL cholesterol là gì?
Lối sống không lành mạnh và chế độ ăn uống kém dinh dưỡng, không khoa học chính là nguyên nhân lớn dẫn đến mức cholesterol của cơ thể ở mức báo dộng đỏ.
LDL cholesterol tăng ở những người có nguy cơ béo phì cao, bệnh nhân tiểu đường. Thường có chế độ ăn uống nhiều chất béo không lành mạnh, thức ăn chế biến sẵn. Ăn nhiều đường và sử dụng các chất kích thích, cồn,…
Lười vận động là nguyên nhân tiếp theo khiến cơ thể giảm đi lượng HDL tốt và tăng cholesterol LDL xấu lên. Nên có thể lý giải vì sao những người thường xuyên vận động, dù chỉ là đi bộ nhẹ nhàng mỗi ngày lại có sức khỏe tốt như thế. Chính vì lúc vận động, cơ thể chúng ta sẽ đốt cháy chất béo dư thừa, cải thiện cân nặng và tổng thể sức khỏe. Giảm đi lượng chất béo xấu. LDL cholesterol trong máu và kích thích sản sinh HDL cholesterol có lợi cho sức khỏe chúng ta.
Hút thuốc là thường xuyên chính là sự hủy hoại nhanh nhất đối với thành mạch máu. Làm mỡ dễ tích tụ nơi đó và gây tắc nghẽn mạch máu. Bạn có thể thấy đấy, những người bị xơ vữa động mạch hoặc tắc nghẽn động mạch phần lớn đều có thời gian hút thuốc kéo dài. Do đó việc hút thuốc không chỉ là nguyên nhân của mỗi bệnh phổi, nó còn là chất xúc tác cho nhiều căn bệnh khác bên trong cơ thể của chúng ta. Vì vậy đừng hút thuốc, dù chỉ một điếu!
Nguyên nhân tiếp theo làm rối loạn chỉ số cholesterol chính là tuổi tác. Theo thời gian cơ thể chúng ta sẽ bị thay đổi. Làm tăng cholesterol trong máu. Đó có thể thấy ở người già thường có biểu hiện tích tụ mỡ hơn là người trẻ. Thêm vào đó lão hóa không phải chỉ ở bên ngoài, mà chính các cơ quan bên trong cũng sẽ bị suy thoái theo. Cụ thể chức năng gan sẽ suy giảm, làm giảm hiệu suất loại bỏ LDL cholesterol trong máu và không thể kích hoạt HDL lên cao.
Bệnh tiểu đường, tăng đường huyết chính là một phần khiến cholesterol xấu tăng cao. Tăng đường huyết còn có khả năng là tổn thương niêm mạc động mạch
Có nên thường xuyên xét nghiệm HDL cholesterol hay không?
Khuyến cáo cho chúng ta nên xét nghiệm cholesterol định kỳ. Để có thể kiểm soát tốt chỉ số cholesterol trong máu trước khi cơ thể gặp phải các vấn đề sức khỏe đã nhắc đến trong bài.
Dựa vào kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng bệnh nhân cụ thể hơn, và xác định các nguy cơ liên quan đến tim, động mạch,…
Cách để ổn định và tăng HDL cholesterol hiệu quả
Cũng không quá khó để chúng ta có thể điều chỉnh và kiểm soát mức HDL cholesterol trong máu và giảm cholesterol xấu LDL đi. Chỉ cần thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống, tìm hiểu thêm nhiều kiến thức sức khỏe và bắt đầu nghiêm túc thực hiện chúng. Điều đầu tiên mà Befit247 muốn nói đến trước khi chúng ta đi vào từng cách cụ thể chính là bạn cần phải thay đổi thái độ của mình, cần tôn trọng đến sức khỏe của cơ thể. Nếu có thể thay đổi cách nhìn nhận và hành động của bản thân thì biện pháp sức khỏe nào cũng có thể dễ dàng thực hiện. Phòng ngừa hơn chưa bệnh, và bắt đầu ngay còn hơn là không còn cơ hội để thay đổi.
Từ những nguyên nhân dẫn đến việc mức cholesterol dao động mạnh chúng ta có những biện pháp cải thiện sau:
- Thay đổi thói quen sinh hoạt thường ngày là điều đầu tiên chúng ta nên thực hiện. Có một lối sống khoa học, lành mành là điều mà sức khỏe cần.
- Kiểm soát tốt cân nặng, giảm mỡ thừa trong người và giữ cơ thể cân đối. Nên kiểm soát khẩu phần ăn trong mỗi bữa, đảm bảo đủ dinh dưỡng và không chứa nhiều chất béo có hại cho sức khỏe. Thực phẩm giàu protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất là thứ mà cơ thể cần để phát triển.
- Sử dụng thực phẩm giàu chất béo tốt như cá hồi, cá thu, từ các loại hạt, đậu chứa nhiều omega 3,6,9. Nên tránh các cách chế biến phức tạp, nhiều gia vị, dầu mỡ.
- Xây dựng chế độ tập luyện thường xuyên, để đốt cháy mỡ thừa và cải thiện sức khỏe tim mạch, huyết áp, đường huyết và quá trình trao đổi chất bên trong. Thường xuyên tập thể dục sẽ khiến cơ thể khỏe mạnh, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý khác.
- Có thể sử dụng một số loại thuốc giảm cholesterol xấu theo chỉ định của bác sĩ nếu chỉ số cholesterol LDL trong cơ thể quá cao. Chú ý sử dụng đúng cách và đúng liều lượng để tránh các tác dụng không mong muốn.

Mức tiêu chuẩn của cholesterol trong máu theo khuyến cáo
Bên cạnh chỉ số HDL cholesterol bên trên vừa cung cấp, chúng ta cũng cần nắm các chỉ số cholesterol khác để biết cách phòng ngừa, chăm sóc tốt cho sức khỏe.
- Cholesterol toàn phần:
Đối với người từ 20 tuổi trở xuống thì định lượng cholesterol toàn phần là 75 – 169 mg/dl
Đối với người trên 21 tuổi thì định lượng là 100 – 199 mg/dl
- Cholesterol LDL
Mức LDL cholesterol cao thì càng gắn liền với nguy cơ mắc bệnh tim, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim và tăng nguy cơ đột tử. Giảm mức LDL chính là mục đích điều trị chính của các loại thuốc giảm cholesterol hiện nay.
Các trường hợp có bệnh tim và nguy cơ bị tim mức LDL tiêu chuẩn phải đạt là dưới 70 mg/dl
Đối với trường hợp nguy cơ cao chỉ số dưới 100 mg/dl
Những trường hợp có nguy cơ thấp chỉ số dưới 130 mg/dl
- Triglycerides
Chỉ số này đạt ở ngưỡng cao ở người béo phì, bệnh nhân tiểu đường. Do tiêu thụ nhiều thực phẩm chứa đường, carb đơn giản hoặc sử dụng nhiều thực phẩm không lành mạnh, uống rượu bia thường xuyên. Mức triglycerides là hồi chuông cảnh cáo cho các biểu hiện tim mạch của chúng ta.
Befit247 đã giúp mọi người hiểu hơn về cholesterol và HDL cholesterol là gì. Hy vọng sau bài viết sẽ giúp chúng ta có thể biết rõ được mặt tích cực và tiêu cực của các chỉ số này trong bản đồ sức khỏe. Xây dựng kiến thức y học là điều mà mỗi người trong chúng ta đều cần thực hiện tốt.