Bạn có biết chỉ số huyết áp thấp là bao nhiêu không? Huyết áp thấp là dấu hiệu cảnh báo điều gì về sức khỏe? Chỉ số huyết áp và chỉ số BPM có phải là một? Befit247 sẽ cung cấp cho mọi người một vài thông tin sức khỏe liên quan đến vấn đề huyết áp của chúng ta. Hiểu đúng và đủ sẽ giúp bản thân bảo vệ sức khỏe tốt hơn.
Mục lục
Chỉ số huyết áp được hiểu thế nào?
Một trong những bước đầu tiên các bác sĩ thường làm khi thăm khám cho bệnh nhân chính là đo chỉ số huyết áp của họ. Trước trong và sau các cuộc phẫu thuật thì chỉ số huyết áp là một nhân tố luôn được chú tâm đến. Ngay cả trong sinh hoạt bình thường chúng ta vẫn được căn dặn là chú ý huyết áp của mình. Hay trong vận động thể thao thì việc đo chỉ số huyết áp thường xuyên cũng là một việc làm cần thiết.
Vậy chỉ số huyết áp là gì? Chỉ số huyết áp cao, huyết áp thấp là sao? Chỉ số huyết áp cao là bao nhiêu và chỉ số huyết áp thấp là bao nhiêu theo tiêu chuẩn? Cùng Befit247 tìm hiểu kỹ hơn trong các phần bên dưới nhé!
Chỉ số huyết áp là chỉ số nói về gì?
Huyết áp hiểu chính là áp lực mà máu tác động lên thành động mạch. Giúp cho máu lưu thông đến các mô và cung cấp oxy, chất dinh dưỡng cho toàn bộ hoạt động sống của các cơ quan trong cơ thể.
Huyết áp được tạo lên do lực co bóp của tim để đẩy máu đi và sức cản của thành động mạch. Theo y học, thì chỉ số huyết áp sẽ được xác định qua hai chỉ số là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.
- Huyết áp tâm thu chính là mức huyết áp cao nhất trong mạch máu khi mà tim co bóp
- Huyết áp tâm trương là mức huyết áp thấp nhất trong mạch máu và xảy ra giữa các lần co bóp của tim, trong tình trạng cơ tim được thả lỏng.
Ví dụ, chỉ số huyết áp của bạn là 115/85 mm/Hg thì có nghĩa huyết áp tâm thu là 115mmHg và huyết áp tâm trường là 80mmHg
mmHg chính là đơn vị đo chỉ số huyết áp tiêu chuẩn.
Huyết áp tâm thu là yếu tố dẫn đến nhiều nguy cơ chính của bệnh tim ở những người lớn tuổi. Và theo độ tuổi lên cao thì huyết áp tâm thu sẽ tăng lên đều đăn do tăng độ cứng của thành động mạch. Do đó, dễ thấy những người cao tuổi thường có khả năng mắc bệnh tim cao hơn.
Chỉ số huyết áp và chỉ số BPM cùng chung một khái niệm?
Chỉ số huyết áp và chỉ số BPM là hai giá trị hoàn toàn khác nhau. Theo định nghĩa bên trên chúng ta đã có thể hiểu về chỉ số huyết áp chính là lực máu tác động lên thành động mạch.
Còn chỉ số BPM hiểu đúng chính là chỉ số đo điện tim của chúng ta. Chỉ số biểu thị nhịp tim trung bình trong 1 phút của cơ thể là bao nhiêu.
Chúng ta vẫn được ghi nhận cả hai chỉ số này trong mỗi lần kiểm tra sức khỏe. Để có thể xác định đúng nhất tình trạng cơ thể đang mắc phải.
Hai chỉ số này không thể dùng để thay thế cho nhau.
Khi nào mới được tính là huyết áp bình thường?
Việc đo huyết áp thường xuyên giúp chúng ta có thể kiểm soát được sức khỏe của mình. Qua các thông số để có thể biết huyết áp đang bình thường hay có nhiều điều bất ổn. Từ đó có thể đưa ra những biện pháp phòng ngừa tốt nhất.
Huyết áp bình thường là khi chỉ số huyết áp tâm thu dưới 120mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80mmHg.
Chỉ số huyết áp thấp là bao nhiêu? Lý do dẫn đến chỉ số huyết áp thấp là gì?
Huyết áp thấp là khi áp lực của dòng máu tác động lên thành động mạch bị giảm xuống mạnh và thấp hơn so với áp lực thông thường.
Huyết áp thấp là khi có chỉ số huyết áp tâm thu nhỏ nhơn 90mmHg và huyết áp tâm trương nhỏ hơn 60mmHg. Tuy nhiên, ở người bình thường thì huyết áp cũng sẽ có những biến đổi theo độ tuổi, thế chất và thời điểm,… Nếu được bác sĩ chẩn đoán là huyết áp thấp, bạn nên có những điều chỉnh trong cuộc sống và thực hiện một số cách cải thiện để ổn định lại huyết áp của mình.
Ngoài đo huyết áp bằng máy đo huyết áp, thì chúng ta có thể theo dõi tình trạng huyết áp của mình qua một số dấu hiệu của cơ thể. Thường là sẽ có các biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, choáng váng khi thay đổi tư thế đột ngột, tim đập nhanh, suy nhược cơ thể, da lạnh và nhợt nhạt hơn bình thường…
Những yếu tố dẫn đến huyết áp thấp của cơ thể:
- Phổ biến là các bệnh về tim sẽ khiến huyết áp thấp: rối loạn nhịp tim, hở van tim, nhồi máu cơ tim, hoặc suy tim. Lúc này thì tim không có đủ sức khỏe để tạp áp lực đẩy máu đi nuôi cơ thể, neên dễ khiến tụt huyết áp nhanh chóng.
- Thay đổi tư thế đột ngột cũng là nguyên nhân khiến huyết áp thấp, rối loạn thần kinh tự chủ nên làm cho tín hiệu truyền đạt giữa tim và não bị lỗi, khiến bạn sẽ dễ chóng mặt, hoa mắt khi ngồi xuống hoặc đứng lên đột ngột.
- Có thể do mất máu nhiều do xuất huyết
- Thân nhiệt hạ thấp quá mức
- Cơ thể sốc nhiệt, nhiệt độ thay đổi đột ngột.
- Máu nhiễm trùng nặng
- Một số phản ứng dị ứng trầm trọng hoặc còn gọi là phản ứng quá mẫn.
Những đối tượng dễ bị huyết áp thấp nhất nên biết để phòng tránh:
- Phụ nữ mang thai là đối tượng đáng lưu ý trong vấn đề này. Cả nguy cơ mắc huyết áp thấp và huyết ap cao trong 24 tuần đầu.
- Người có các vấn đề về tim mạch thường có quá trình lưu thông máu bất thường
- Bệnh nhân bị bệnh nội tiết như có tuyến giáp kém, suy thượng thận, bệnh tiểu đường
- Cơ thể không đủ nước rất dễ làm ảnh hưởng hoạt động của cơ thể, giảm điện giải và hoạt động của tim sẽ bị kém.
- Người suy dinh dưỡng, ăn uống thiếu dưỡng chất khiến cơ thể yếu ớt, dễ sinh bệnh, không có sức đề kháng.
- Người sử dụng nhiều loại thuốc điều trị cũng có nguy cơ gây huyết áp thấp
Huyết áp thấp nguy hiểm như thế nào?
Khi chỉ số huyết áp xuống thấp sẽ dễ gặp các trường hợp sau:
- Ngã đột ngột do tim đập nhanh, choáng váng và dễ bị ngất xỉu tại chỗ. Có khả năng khiến cơ thể va đập gây chấn thương xương khớp, nguy hiểm hơn là ảnh hưởng đến vùng đầu của chúng ta.
- Bị sốc: huyết áp giảm mạnh đột ngột và không thể điều chỉnh lại sẽ khiến các cơ quan bị thiếu máu, mọi hoạt động sẽ bị đình trệ và có khả năng gây nguy hiểm đến tính mạng của chúng ta nếu không được cấp cứu kịp thời.
- Ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ của não bộ: Khi huyết áp giảm thì việc lưu thông máu sẽ không được bình thường, gây thiếu máu lên não. Lâu ngày sẽ khiến cho hệ thần kinh bị thoái hóa và dẫn đến nguy cơ suy giảm trí nhớ.
- Gây đột quỵ, suy tim, trụy tim ở nhiều người: Khi máu không được truyền đến các cơ quan thì mọi hoạt động sẽ bị giảm. Các dưỡng chất cũng sẽ không được đưa đi đến các cơ quan, đặc biệt là tim để nuôi cơ thể. Nếu máu di chuyển chậm sẽ dễ bám vào thành mạch, gây cục máu đông. Dễ bị tắc nghẽn mạch máu, gây đột quỵ bất thường hoặc trụy tim
Cách ổn định huyết áp hiệu quả nhất chúng ta nên áp dụng
- Thay đổi chế độ ăn uống: Nên ăn nhạt hơn, ít muối trong bữa ăn. Tăng lượng Kali, canxi và các vitamin thiết yếu cho cơ thể. Ăn sạch và đủ chất cho cơ thể hấp thụ tốt.
- Không sử dụng chất kích thích, không uống rượu bia để hạn chế các bệnh về tim mạch cho cơ thể. Hạn chế thức ăn chứa nhiều đường để giảm nguy cơ bị tiểu đường.
- Tập luyện thể dục thường xuyên để tăng cường miễn dịch cho cơ thể, tăng sức đề kháng và ổn định được huyết áp của chúng ta.
- Nên giữ trạng thái tinh thần tốt, không căng thẳng, stress,…
- Nên cải thiện chất lượng giấc ngủ, ngủ đủ giấc, đúng giờ để cơ thể có thời gian nghỉ ngơi và đào thải độc tố.
Chúng ta đã hiểu được chỉ số huyết áp là gì và biết được chỉ số huyết áp thấp là bao nhiêu. Để có thể biết cách phòng ngừa các nguy cơ bệnh tật cho cơ thể. Chăm sóc sức khỏe là một việc quan trọng, nên hãy theo dõi Befit247 để có thể những kiến thức y học nữa nhé!