Dinh dưỡng là phần quan trọng trong chế độ ăn uống hàng ngày của chúng ta. Tìm hiểu về các thành phần dinh dưỡng trong bữa ăn là điều cần thiết. Ngoài protein, chất béo thường nghe thì carbohydrate cũng là một trong các thành phần dinh dưỡng chính. Vậy carbohydrate là gì trong thực đơn hàng ngày của chúng ta? Cùng Befit247 tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Carbohydrate là chất gì trong thực phẩm?
Carbohydrate theo định nghĩa đó là chất dinh dưỡng đa lượng có trong các nguồn thực phẩm chúng ta nạp vào mỗi ngày. Ở cấp độ hóa học, carbohydrate chính là sự hợp thành của ba nhân tố: cacbon, hydro và oxy.
Ngoài carbohydrate thì chúng ta còn có hai chất dinh dưỡng đa lượng khác. Chính là protein và chất béo.
Trong dinh dưỡng, thì các chất đa lượng là chất thiết yếu cho cơ thể duy trì các hoạt động bình thường. Và cơ thể chúng ta cần một lượng lớn các chất dinh dưỡng đa lượng này. Chúng đều được hấp thu qua chế độ ăn uống. Cơ thể không thể tự sản sinh ra các chất dinh dưỡng đa lượng.
Điều này động nghĩa với việc nếu chúng ta không ăn uống khoa học và đầy đủ dinh dưỡng thì mọi hoạt động của cơ thể sẽ bị trì trệ.
Xem thêm: Caffeine là gì? Uống Caffeine có tốt cho sức khỏe?
Đối vối những người bình thường thì lượng carbohyrate nạp vào mõi ngày phải chiếm từ 40 đến 65% tổng lượng calo. Tức chúng ta cần nạp từ 200 đến 290 gam carbohydrate mỗi ngày.
Nhưng với những người tiểu đường thì đó không phải là lời khuyên. Vì Carbohydrate là nguyên nhân chính làm tăng glucose trong máu. Những bệnh nhân tiểu đường thường được khuyến khích ăn ít carbs hơn.

Cơ bản chúng ta đa có thể hiểu được carbohydrate là chất gì. Cấu trúc của carbohydrate nhứ thế nào? Phân loại carbohydrate? Tìm hiểu với Befit247 tiếp nhé!
Mục lục
Cấu trúc hóa học của Carbohydrate là gì?
Theo cấu trúc hóa học, Carbohydrate sẽ được chai làm hai loại chính là: Carbs đơn chức và carbs đa chức.
- Carb đơn chức:
Ở phân loại này chúng ta có hai cấu trúc cơ bản là monosaccharid và disaccharid.
Monosaccharid là carbohydrate nhỏ nhất vì chỉ có một đơn vị đường. Chúng khá có lợi cho cơ thể trong quá trình tiêu hóa và trao đổi chất.
Chúng bao gồm:
- Glucose chính là nguồn năng lượng chính yếu cho cơ thể hoạt động. Nó vô cùng quan trọng đối với não và hệ thần kinh trung ương. Nó thường cùng với chất béo tạo ra nặng lượng cho cơ thể chúng ta.
- Galactose hay còn gọi là đường sữa có trong sữa và các sản phẩm từ sữa
- Fructose có trong rau củ và trái cây
Carbohydrate các loại đều bắt buộc phải phân hủy thành monosaccharide trước khi được hấp thụ qua quá trình tiêu hóa. Và carb được lưu thông trong máu chúng ta chính là ở dạng monosaccharide, cụ thể là glucose.
Disacccharid là carb có 2 đơn vị đường liên kết với nhau:
- Maltose tạo từ 2 phân tử glucose. Thường có trong các loãi ngũ cốc, chứa nhiều tinh bột.
- Sucrose được tạo từ sự kết hợp của 1 phân từ glucose và 1 phân tử fructose. Là đường từ nhiên có trong các loại rau, trái cây.
- Carb đa chức:
Đây là chuỗi các polysaccharide. Chúng là sự liên kết của vô số monosaccharide và là nguồn dự trữ năng lượng lớn.
- Glycogen: Năng lượng dự trữ trong gan và cơ xương. Chúng có cấu trúc phân nhánh và dễ phân hủy thành glucose.
- Tinh bột là dạng dự trữ carb trong thực vạt. Chúng ta thường tìm thấy tring khoai lang, đậu, gạo, lúa mì,…
- Xenlulo đây là thành phần chính của thực vật

Phân loại các carbohydrate thường có trong thực phẩm
Bên trên là theo phân tích cấu trúc hóa học của carb chúng ta có thể chia thành hai loại carb. Có vẻ khá khó hiểu đúng không? Vậy phần này chúng ta sẽ phân loại Carbohydrate theo nguồn thực phẩm thường gặp để dễ dàng hiểu hơn về các loại carb. Cũng như biết cách chọn loại carb thích hợp và tốt nhất cho sức khỏe của bản thân.
Carbohydrate trong thực phẩm gôm ba thành phần chính: Tinh bột, chất xơ và đường
- Tinh bột là carb phức tạp, đa chức. Bổ sung loại carb này để tăng cường vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Do chúng cần khoảng thời gian lâu để có thể phân hủy giải phóng glucose nên sẽ giúp chúng ta có cảm giác no lâu hơn. Thường sẽ gặp carb phức tạp ở các loại đậu, trái cây như táo, dưa,… cùng các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt. Không nên cắt hoàn toàn tinh bột trong bữa ăn của bạn.
- Chất xơ thường có nguồn gốc từ thực vật như rau củ, trái cây. Đây là dạng carb lành mạnh được khuyến khích sử dụng tỏng bữa ăn của chúng ta. Nhờ hàm lượng chất xơ cao cũng có lợi trong điều chỉnh đường huyết, giảm cholesterol và giúp hạn chế cơn thèm ăn.
- Đường là một carb đơn giản. Và nó không được khuyến khích sử dụng quá nhiều. Vì cơ thể sẽ chẳng phải mất thời gian để chuyển nó đi đâu cả. Bổ sung quá nhiều đường sẽ khiến glucose trong máu tăng cao.

Lợi ích khi bổ sung carbohydrate cho cơ thể là gì?
Xem thêm: Kcal và Calo là gì? Bảng tính calo dành cho người giảm cân mới nhất
- Carb là nguồn cung cấp năng lượng lớn cho cơ thể hoạt động lâu và tốt hơn.
- Bổ sung carb cơ thể chúng ta sẽ nhận được nguồn chất xơ dồi dào. Tốt cho sức khỏe đường ruột, tăng cường trao đổi chất, tiêu hóa sẽ tốt hơn.
- Tốt cho sức khỏe não bộ và hệ thần kinh của chúng ta
Rủi ro mắc bệnh tiểu đường khi khong kiểm oát lượng carbohydrate trong thực phẩm

Như những phân tích bên trên thì carb là nguồn năng lượng cho cơ thể. Nhưng lượng đường và tinh bột trong carb khá cao. Nếu như không kiểm soát tốt hàm lượng carb mỗi ngày có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Sau khi nạp thức ăn vào cơ thể, carbohydrate sẽ chuyển hóa thành glucose đi nuôi cơ thể. Tuy nhiên, nếu quá nhiều sẽ dẫn đến tăng glucose trong máu. Các insulin được kích sinh liên tục để chuyển đường glucose thành năng lượng cho các hoạt động trong cơ thể. Nhưng nếu tăng glucose không kiểm soát sẽ khiến insulin bất hoạt. Điều này dẫn đến tình trạng kháng insulin. Nguyên nhân của bệnh đại tháo đường ở nhiều người hiện nay.
Do đó, chúng ta cần ăn một lượng carbs hợp lý mỗi ngày để có đủ năng lượng cho cơ thể. Kèm theo cần hoạt động thể chất để không tích trữ năng lượng dư thừa.
Vậy là chúng ta đã điểm qua những thông tin cơ bản của “carbohydrate”. Với những thông tin trên hy vọng mọi người có thể được những lựa chọn có lợi trong chế độ ăn dinh dưỡng nhé!